Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

TRUYỀN DỮ LIỆU GIA CÔNG MÁY CNC QUA HỆ THỐNG DNC.

Hệ thống DNC cho nhà xưởng:

Sơ đồ hệ thống DNC cho nhà xưởng. 


  Khi kết nối 1 máy CNC với 1 máy tính hoặc 1 thiết bị, chúng ta gọi đó là 1 hình thức truyền dữ liệu DNC. Nhưng điều đó chỉ dừng lại ở việc giao tiếp dữ liệu. Đối với các nhà máy lớn hoặc một nhà xưởng có nhiều máy CNC. Chúng ta còn có thể sử dụng một hệ thống DNC để quản lý và truyền dữ liệu cho các máy CNC trong nhà xưởng. 

Giao diện DNC của PREDATOR DNC

  DNC được viết tắt từ DISTRIBUTED NUMERICAL CONTROL mà ở đó chương trình điều khiển máy CNC được truyền đến một hay nhiều máy CNC từ máy tính.
  Cấu trúc của một hệ thống DNC bao gồm máy CNC, hệ thống truyền dữ liệu cho máy CNC (hệ thống máy tính, cáp truyền dữ liệu, cổng giao diện…).

Kết hợp toàn bộ máy CNC lại với nhau.
  Sử dụng một máy tính chủ (server PC) và các máy tính con (Client PC) để điều khiển, quản lý toàn bộ hệ thống máy CNC.
Chức năng: truyền nhận dữ liệu từ các máy tính và máy CNC.
Kết nối : Cổng RS232 và cổng mạng LAN RJ45.
Sửa đổi chương trình ngay trên file .txt và phần mềm (DNC Editor).
Nhiều lựa chọn Viewer.
Hiện tại, chúng tôi cung cấp giải pháp truyền DNC của PREDATOR DNC và DOSTEK DNC


Chúng tôi cung cấp các loại PIN cho bộ DRIVE máy , PIN nuôi SRAM cho hệ điều khiển máy CNC, Cung cấp các thiết bị như bộ THẺ CF CARD, Cáp truyền dữ liệu cho máy CNC RS232 , hộp truyền dữ liệu DNC ONE và tư vấn hỗ trợ khách hàng trong các thiết lập và vận hành máy. 
Chúc các bạn thành công !
Trân trọng và rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng ! 

VIET NAM CNC SERVICES & TECHNOLOGY Co.,LTD. 












Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

HIỆN LỖI APC TRÊN MÁY CNC FANUC.

Đối với hệ điều khiển FANUC, sau một thời gian dài sử dụng máy. Máy đôi khi sẽ xuất hiện lỗi cảnh báo:
310 APC ALARM: X AXIS NEED ZRN 
320 APC ALARM: Y AXIS NEED ZRN
330 APC ALARM: Z AXIS NEED ZRN
316 APC ALARM: X BETTERY ZERO
326 APC ALARM: Y BETTERY ZERO
336 APC ALARM: Z BETTERY ZERO


Những cảnh báo trên thông báo rằng máy đã bị mất gốc máy. Chúng ta cần thực hiện các thao tác lấy lại gốc máy. 
Nguyên nhân máy bị mất gốc tọa độ máy:
- Tháo động cơ hoặc drive. 
- Có một va chạm cơ khí. 
- Máy hết PIN nuôi dữ liệu vùng nhớ điểm gốc trên bộ Drive của máy. 
Trong các nguyên nhân trên thì khả năng máy bị hết nguồn PIN nuôi dữ liệu là hay xảy ra. Một số máy để lâu không bật máy, hoặc trước khi hết PIN máy sẽ có cảnh báo nhưng khách hàng không biết để thay thế nguồn PIN. 
    Cách xử lý khi máy bị mất gốc tọa độ do hết PIN như sau:
1. Chuẩn bị bộ PIN theo tiêu chuẩn:
- Theo tiêu chuẩn FANUC thường sử dụng PIN có các thông số sau:
+ Pin PANASONIC BR-2/3AGCT4A
+ Điện áp 6V
+ Có giắc cắm theo tiêu chuẩn, hai cực âm dương nối với dây đen-đỏ.
+ Hình dạng PIN như hình ảnh sau:


2. Khi máy có xuất hiện cảnh báo APC màu vàng nhấp nháy trên hệ điều khiển. Nghĩa là khi đó PIN đã gần hết, và máy chưa bị mất gốc tọa độ. Trường hợp này thay PIN khá đơn giản.


+ Bật  nguồn cho máy hoạt động. Mục đích để khi rút PIN ra thay sẽ không bị mất gốc máy.
+ Tháo hộp chưa PIN nằm trên DRIVE như hình vẽ.
+ Đỡ PIN bên trong hộp. Bóp nhẹ giắc cắm PIN CX5 để rút pin khỏi DRIVE.
+ Lấy PIN mới cắm lại đúng chiều chân CX5.
+ Đặt vào hộp chứa và đóng hộp như ban đầu.
+ Lưu ý : Lưu ý để không chạm vào các thành phần điện trong tủ điện.

- Trong trường hợp máy để lâu, hoặc không chú ý đến cảnh báo, máy sẽ hết PIN và mất gốc máy.
Trường hợp này, đầu tiên chúng ta thực hiện các bước để thay quả PIN mới như trên. Sau đó chúng ta tiến hành lấy lại gốc máy.
+ Để máy ở chế độ MDI. Bấm OFFSET - SETTING - Bật PARAMETER WRITE lên 1 để cho phép thay đổi tham số máy.
+ Tìm đến tham số 1815. Thay đổi tham số APC từ 0 lên 1. APZ lúc này bằng 0.
+ Đưa máy về chế độ về gốc máy. sau đó chọn từng trục để chạy về gốc và rò gốc. Khi trục đó được về gốc, tham số APZ sẽ tự động nhảy lên 1.
+ Khởi động lại máy và kiểm tra các chức năng máy.


 Chúng tôi cung cấp các loại PIN cho bộ DRIVE máy , PIN nuôi SRAM cho hệ điều khiển máy CNC, Cung cấp các thiết bị như bộ THẺ CF CARD, Cáp truyền dữ liệu cho máy CNC RS232 , hộp truyền dữ liệu DNC ONE và tư vấn hỗ trợ khách hàng trong các thiết lập và vận hành máy. 
Chúc các bạn thành công !
Trân trọng và rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng ! 
VIET NAM CNC SERVICES & TECHNOLOGY Co.,LTD. 

HIỆN LỖI APC TRÊN MÁY CNC FANUC.

Đối với hệ điều khiển FANUC, sau một thời gian dài sử dụng máy. Máy đôi khi sẽ xuất hiện lỗi cảnh báo:
310 APC ALARM: X AXIS NEED ZRN 
320 APC ALARM: Y AXIS NEED ZRN
330 APC ALARM: Z AXIS NEED ZRN
316 APC ALARM: X BETTERY ZERO
326 APC ALARM: Y BETTERY ZERO
336 APC ALARM: Z BETTERY ZERO


Những cảnh báo trên thông báo rằng máy đã bị mất gốc máy. Chúng ta cần thực hiện các thao tác lấy lại gốc máy. 
Nguyên nhân máy bị mất gốc tọa độ máy:
- Tháo động cơ hoặc drive. 
- Có một va chạm cơ khí. 
- Máy hết PIN nuôi dữ liệu vùng nhớ điểm gốc trên bộ Drive của máy. 
Trong các nguyên nhân trên thì khả năng máy bị hết nguồn PIN nuôi dữ liệu là hay xảy ra. Một số máy để lâu không bật máy, hoặc trước khi hết PIN máy sẽ có cảnh báo nhưng khách hàng không biết để thay thế nguồn PIN. 
    Cách xử lý khi máy bị mất gốc tọa độ do hết PIN như sau:
1. Chuẩn bị bộ PIN theo tiêu chuẩn:
- Theo tiêu chuẩn FANUC thường sử dụng PIN có các thông số sau:
+ Pin PANASONIC BR-2/3AGCT4A
+ Điện áp 6V
+ Có giắc cắm theo tiêu chuẩn, hai cực âm dương nối với dây đen-đỏ.
+ Hình dạng PIN như hình ảnh sau:


2. Khi máy có xuất hiện cảnh báo APC màu vàng nhấp nháy trên hệ điều khiển. Nghĩa là khi đó PIN đã gần hết, và máy chưa bị mất gốc tọa độ. Trường hợp này thay PIN khá đơn giản.


+ Bật  nguồn cho máy hoạt động. Mục đích để khi rút PIN ra thay sẽ không bị mất gốc máy.
+ Tháo hộp chưa PIN nằm trên DRIVE như hình vẽ.
+ Đỡ PIN bên trong hộp. Bóp nhẹ giắc cắm PIN CX5 để rút pin khỏi DRIVE.
+ Lấy PIN mới cắm lại đúng chiều chân CX5.
+ Đặt vào hộp chứa và đóng hộp như ban đầu.
+ Lưu ý : Lưu ý để không chạm vào các thành phần điện trong tủ điện.

- Trong trường hợp máy để lâu, hoặc không chú ý đến cảnh báo, máy sẽ hết PIN và mất gốc máy.
Trường hợp này, đầu tiên chúng ta thực hiện các bước để thay quả PIN mới như trên. Sau đó chúng ta tiến hành lấy lại gốc máy.
+ Để máy ở chế độ MDI. Bấm OFFSET - SETTING - Bật PARAMETER WRITE lên 1 để cho phép thay đổi tham số máy.
+ Tìm đến tham số 1815. Thay đổi tham số APC từ 0 lên 1. APZ lúc này bằng 0.
+ Đưa máy về chế độ về gốc máy. sau đó chọn từng trục để chạy về gốc và rò gốc. Khi trục đó được về gốc, tham số APZ sẽ tự động nhảy lên 1.
+ Khởi động lại máy và kiểm tra các chức năng máy.


 Chúng tôi cung cấp các loại PIN cho bộ DRIVE máy , PIN nuôi SRAM cho hệ điều khiển máy CNC, Cung cấp các thiết bị như bộ THẺ CF CARD, Cáp truyền dữ liệu cho máy CNC RS232 , hộp truyền dữ liệu DNC ONE và tư vấn hỗ trợ khách hàng trong các thiết lập và vận hành máy. 
Chúc các bạn thành công !
Trân trọng và rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng ! 
VIET NAM CNC SERVICES & TECHNOLOGY Co.,LTD. 

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

DỊCH VỤ SỬA CHỮA MÁY CNC.

DỊCH VỤ SỬA CHỮA MÁY CNC. 
  Chúng tôi, với độ ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp công nghệ cho máy CNC. Chúng tôi tự tin sẽ mang tới cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Chúng tôi cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ cơ bản như sau:
1. Sửa chữa máy CNC.


Đào tạo sửa chữa phầm mềm máy CNC.
- Với đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên môn từ Thái Lan, Trung Quốc, Nhật... Về việc sửa chữa phần mềm của các dòng hệ điều khiển. Chúng tôi cung cấp dịch vụ xử lý các lỗi về hệ điều khiển cho các máy phay CNC, máy tiện CNC của quý khách hàng. Các dòng hệ điều khiển và hệ thống điện chúng tôi thường xử lý ở Việt Nam:
+ Hệ điều khiển FANUC Các đời  FANUC 3,6,10,11,12,15,0(i),16(i),18(i),21(i), Oi mate TB, Oi mate TC, Oi Mate TD, Oi Mate TF, Oi mate MB, Oi mate MC, Oi Mate MD, Oi Mate MF....
+ Hệ điều khiển SIEMENS các đời 802C, 808D, 828D, 840D....
+ Hệ điều khiển GSK 980TDb, 980TDc, 988TA1, 218HMC, 983M....
+ Hệ điều khiển MITSUBISHI
+ Hệ điều khiển FAGOR.
- Với các hệ thống điện nêu trên, chúng tôi chuyên sửa chữa các lỗi liên quan đến hệ điều khiển, các bộ Servo drive, Các động cơ servo, Xử lý lỗi trên các bộ Encoder. Lỗi trục chính và lỗi các trục X, Y, Z...
Đo kiểm và thay thế băng, trục vít máy phay CNC

- Sửa chữa các vấn đề liên quan đến phần cơ khí máy CNC:
+ Đo kiểm độ rơ của ổ bi đỡ, đai ốc chạy trên trục vít me.
+ Đo kiểm băng máy.
+ Bù sai số trục vít me.
+ Lắp đặt và thay thế trục vít me mới.
+ Lắp đặt, thay thế băng máy mới.

2. Sửa chữa các bộ Servo Drive và các bo mạch điều khiển.
- Chúng tôi chuyên sửa chữa các lỗi liên quan tới phần cứng của các bo mạch điều khiển: Bo machu điều khiển drive các trục, Bo mạch điều khiển cho bộ Drive trục chính. Bo mạch I/O... Của các hãng sản xuất khác nhau như FANUC, FAGOR, SIEMENS, GSK, YASNAC, TOSNUC, MITSUBISHI...

Sửa chữa bo mạch điều khiển Drive
Sửa chữa bộ drive cho các trục.  
- Sửa chữa các lỗi cho các bộ drive liên quan đến những lỗi hệ thống điều khiển báo các bộ Drive bị quá dòng, Bộ drive bị quá nhiệt, Không hãm được động cơ. Báo quá tải hệ thống...
- Xử lý các phần bo mạch bị cháy nổ, thay thế các phần mạch lực như IGBT, Tụ, thiết bị đóng cắt...

Chúc các bạn thành công !
Liên hệ: 0983 963 420.
Trân trọng và rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng ! 


VIET NAM CNC SERVICES & TECHNOLOGY Co.,LTD. 

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

BỘ TRUYỀN CHƯƠNG TRÌNH DNC ONE.

  1. Giới thiệu và ưu điểm của bộ DNC - ONE.


  • DNC-one dùng để truyền chương trình gia công từ USB cho máy CNC (thay thế cho máy vi tính), được thiết kế nhỏ gọn, thao tác nhanh và dễ dàng… là xu hướng mới về phương pháp truyền DNC cho máy CNC.
  • DNC-one tương thích với các loại máy CNC hiện đang sử dụng tại Việt nam như: Fanuc (hệ Fanuc 3,6,10,11,12,15,0(i),16(i),18(i),21(i)…), Mitsubishi, Yasnac, Okuma, Mazak…
  • Đọc được USB 2.0 của tất cả các  thương hiệu và dung lượng khác nhau.
  • DNC-one có thể truyền qua 2 giao thức khác nhau: chuẩn song song qua Bus 50 chân (Ví dụ: Fanuc 6M, 6T, …) và chuẩn nối tiếp RS232 cho các máy dùng cổng nối tiếp RS-232C (Fanuc 10, 11, 0, 15, 18, 21…, Mitsubishi, Yasnac…).
  • Tự động quay về đầu File sau khi truyền hết File mà không phải thao tác thêm trên bộ DNC-one (rất tiện dụng khi chạy gia công chi tiết máy).
  • Chọn file cần truyền trong danh sách File hiển thị trên màn hình LCD. Để thuận tiện cho người sử dụng, DNC-one tự động lọc các file dùng cho máy CNC có đuôi *.NC, *.TAP hoặc *.TXT.
  • Trang bị 2 cổng USB để tăng tuổi thọ cho cổng USB.
  • Tốc độ baudrate của cổng truyền nối tiếp lên đến 115.200bps (4800, 9600, 19200, 38400, 57600, 115200). Thay đổi được tốc độ truyền dữ liệu cho cổng truyền song song.
  • Thời gian bảo hành là 1 năm

  • Ưu điểm: 
  •  Khi khách hàng truyền chương trình cho máy CNC sử dụng bộ máy tính và dây cáp nối đến máy CNC theo phương pháp thông thường. Như vậy, khu vực để máy tính và lối đi thao tác khoảng 2m2 . Bên cạnh đó , máy tính rất hay bị virus nên khi truyền dễ bị sai lệch dữ liệu và máy sẽ chạy sai, nguy hiểm .
  • Mặt khác, thao tác trên máy tính mỗi khi truyền chương trình cũng mất nhiều thời gian. Dây nối RS232 phải kéo dài, Máy tính tốn nhiều điện. Hơn nữa, hiện tượng CPU của máy tính bị nhiễu điện, mà khi đện áp nhiễu cao hơn điện áp truyền ( 5V ) thì điện áp (dòng) từ CPU máy tính sẽ truyền ngược vào mainboard của máy CNC thì máy CNC sẽ bị hư hỏng Main board, sửa hoặc thay thế đều tốn nhiều tiền. Hiện tượng này rất thường gặp . Vì hầu hết các máy tính khi ta sờ tay vào CPU thì bị giật nhẹ" .

  • Trong khi đó , hộp truyền DNC - ONE nhỏ gọn , giá phù hợp .
    - không chiếm không gian .
    - không bị virus .
    - truyền ổn định .
    - thao tác đơn giản và ko tốn nhiều thời gian .
  • Giả sử công ty có 10 máy CNC:
    Nếu truyền bằng máy tinh thì cần 10 bộ máy tính, card truyền, dây truyền kéo dài và chiếm không gian khoảng 20m2. Tiền đầu tư ban đầu cũng khá lớn . Độ ổn định không cao , tốn điện nhiều cho 10 bộ máy tính .
  • Nếu truyền bằng DNC- ONE thì sẽ tiết kiệm được :
     - nhiều  tiền bạc .
     - lợi về không gian khoảng hơn 20m2 .
     - thời gian và độ ổn định cao .
     - môi trường sản xuất sạch sẽ , gọn gàng và công nghiệp hơn .
2. Hướng dẫn sử dụng:
- Đèn LED hiển thị trạng thái:
POWER: báo nguồn điện; ERROR: báo lỗi; READY: báo đã sẵn sàng truyền File gia công; SEND: báo đang truyền dữ liệu; REQUEST: báo tín hiệu yêu cầu truyền (trong giao thức truyền song song)
- Nút nhấn cài đặt, lựa chọn:
▲ : đi lên, sử dụng để lật danh sách file hoặc lật thông số cài đặt
▼ : đi xuống, sử dụng để lật danh sách file hoặc lật thông số cài đặt
SET : chọn file, chọn thông số cài đặt; RESET : trở lại từ đầu để đọc lại USB, chọn lại file, hoặc hủy bỏ các lựa chọn thông số khi đang cài đặt để cài đặt lại.
- Khi cắm USB vào, DNC-one sẽ nhận USB và hiển thị tên File gia công trên màn hình. Nếu trong USB có nhiều File, bạn dùng các phím mũi tên ▲▼ để chọn File  sau đó nhấn phím SET, khi đó đèn READY sáng và trên màn hình LCD hiển thị chữ READY, lúc này DNC-one đã sẵn sàng gửi File sang máy CNC. Trên Panel điều khiển máy CNC bạn chỉ cần nhấn nút CYCLE START là máy bắt đầu chạy tự động.
DNC-one có chức năng gần như là bộ nhớ nội của máy CNC: khi chạy xong 1 File gia công, DNC-one sẽ tự động quay về đầu File, do đó bạn chỉ cần nhấn nút CYCLE START để máy tiếp tục làm việc mà không cần phải thao tác thêm trên DNC-one lần nữa; Khi bạn đang chạy 1 File gia công, nếu có lỗi xảy ra mà bạn cần phải bấm nút RESET trên máy CNC, khi đó DNC-one cũng sẽ được reset và tự động quay về đầu File mà bạn đang chạy, nếu bạn tiếp tục nhấn nút CYCLE START, DNC-one sẽ gửi lại File này từ đầu mà xem như không có sự cố nào đã xảy ra (chức năng này luôn hiệu dụng ờ cổng Parallel, tuy nhiên ở cổng Serial một số máy không tự xuất tín hiệu RESET nên chúc năng này không phát huy tác dụng)
3. Hướng dẫn lắp đặt:
3.1. Truyền qua chuẩn song song:
  • Cắm Bus 50 chân (cổng Tape) của máy CNC vào cổng Parallel của DNC-one.
  • Cài đặt phương thức truyền song song (Protocol : Parallel)
  • Không sử dụng nguồn Adapter DC7-40V , DNC-one sẽ lấy nguồn 5VDC từ CNC qua Bus 50 chân.
3.2. Truyền qua chuẩn RS232:
  • Kết nối cổng Serial của DNC-one với cổng RS232 của máy CNC qua cáp truyền.
  • Cài đặt phương thức truyền nối tiếp (Protocol: Serial (RS-232))
  • Cấp nguồn cho DNC-one bằng Adapter DC7-40V hoặc lấy nguồn DC24V từ chân 25 của rack 25 chân. Không được dùng 2 nguồn cùng một lúc.
  • Sơ đồ nối dây cáp RS-232:
                Rack 9 chân (cái)  ---  Rack 25 chân (đực)
                             Vỏ   --(vỏ cáp)---   Vỏ
                               2    ---------------    2
                               3    ---------------    3
                               5    ---------------    7     (GND)
                               9    ---------------   25    (Cấp nguồn +24V cho DNC-one lấy từ máy CNC)
                                                             4  ---┐
                                                             5  ---┘
                                                             6  ---┐
                                                             8  ---┤
                                                            20 ---┘
                 Lưu ý: Nếu máy CNC không cấp sẵn nguồn +24V vào chân 25 của Rack 25 chân thì phải nối thêm nguồn +24V của máy CNC vào chân nàyNên tắt máy CNC trước khi nối cáp.
4. Hướng dẫn cài đặt:
  • Nếu đã cấp nguồn và chưa ghim USB, để cài đặt, nhấn giữ nút SET (trong 3 giây) đến khi màn hình hiển thị chữ SET UP thì nhả nút SET ra. Nếu đang ghim USB, muốn cài đặt lại, nhấn nút RESET, sau đó ngay lập tức nhấn giữ nút SET giống như ở trên.
  • Chọn nạp hoặc không nạp các giá trị mặc định :  LOAD DEFAULT
Nhấn nút ▲ hoặc ▼ để chọn YES hoặc NO rồi bấm nút SET.
- Nếu chọn YES, DNC-one sẽ chọn thông số mặc định (thông số mặc định là:SERIAL protocol, baudrate 96007 databits, EVEN parity, stopbits).
- Nếu chọn NO, nhấn nút SET để cài lần lượt các thông số hiển thị trên màn hình.
 Ghi chú:
- SKIP REQUEST: khi bật ON chức năng này, DNC-one sẽ không kiểm tra tín hiệu REQUEST lần đầu tiên (yêu cầu gửi dữ liệu) từ máy CNC. Khi đó DNC-one sẽ gửi dữ liệu sang máy CNC ngay sau thao tác chọn File (do vậy nên nếu chọn chức năng này thì phải nhấn nút CYCLE START bên máy CNC để chuẩn bị chạy chương trình DNC trước khi thao tác chọn file bên DNC-one).
- SPEED (trong phương thức song song): là tốc độ truyền dữ liệu F1=400bytes/s, F2=450bytes/s, F3=500bytes/s, F4=550bytes/s, F5=600bytes/s. Ở đây nên chọn tốc độ truyền phù hợp với khả năng nhận của máy, nếu chọn tốc độ quá cao có thể làm cho máy không kịp nhận dữ liệu và do vậy máy CNC sẽ bỏ sót câu lệnh. Một số kinh nghiệm ở đây là: nếu máy Fanuc 6M-A nên chọn F1, Fanuc 6M-B/C có thể chọn F2/F3, Fanuc 10M/11M có thể chọn cao hơn như F4 hoặc F5.

5. Bảng mã lỗi: Từ  Version 6.0 trở đi chỉ còn 1 lỗi duy nhất là Lost connection, lỗi này là mất kết nối với USB khi đang truyền dữ liệu, thường xảy ra do chân cắm USB bị lỏng hoặc USB bị nóng , chú ý không chạm vào USB khi đang truyền làm lỏng chân cắm. Nhấn RESET để bắt đầu truyền lại.


Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

BỘ THẺ CF CARD CHO MÁY CNC.

 
 Adater và thẻ CF card


 Đối với các máy CNC sử dụng hệ điều khiển đời mới, Ngoài khả năng giao tiếp dữ liệu cơ bản qua cổng RS232 nhà sản xuất hệ điều khiển còn trang bị các cổng kết nối khác, cho phép người sử dụng dễ dàng lựa chọn phương pháp giao tiếp dữ liệu với máy CNC. Một số phương pháp có thể sử dụng như: Sử dụng thẻ CF CARD, USB, Cổng kết nối mạng LAN.
Do việc sử dụng thẻ CF CARD là khá phổ biến, nên ở đây chúng ta nghiên cứu và tìm hiểu phương pháp này. 
   Việc sử dụng cổng CF CARD giao tiếp dữ liệu có nhiều ưu điểm và thuận lợi cho người sử dụng: 
- Đơn giản ,dễ sử dụng. 
- Không cần sử dụng thông qua một phần mềm trung gian cài đặt trên máy tính. 
- Kết nối dữ liệu ổn định, có thể truyền chương trình vào máy CNC hoặc chạy trực tiếp chương trình trên bộ nhớ thẻ CF. 
- Tốc độ giao tiếp dữ liệu nhanh.
- Nhỏ gọn, không tốn diện tích đặt máy tính gần máy CNC, dễ dàng thiết lập và kết nối.
- Dung lượng bộ nhớ thẻ có thể thùy chọn. 

   Để sử dụng được phương pháp truyền dữ liệu qua thẻ CF CARD chúng ta cần kiểm tra và chuẩn bị một số thiết bị sau:
1. Kiểm tra hệ điều khiển máy CNC: 
Kiểm tra hệ điều khiển máy CNC đang sử dụng có tích hợp khe cắm thẻ CF CARD không. Thông thường những hệ điều khiển như FANUC Oi B, C, D, F,  18i , 21i .... MITSUBISHI MENDAS 700 ... MAZAK ... SIEMENS... Đều cho phép kết nối qua thẻ CF CARD. 
Khe cắm thẻ CF CARD trên máy. 


2. Các thiết bị cần thiết:



- Thẻ CF CARD: Có thể lựa chọn dung lượng vừa phải, khoảng 128MB, 256MB , 512MB. Với dung lượng đó chúng ta đã đủ để lưu những chương trình lớn. Chúng ta cũng không nên chọn những thẻ có dung lượng quá lớn và chứa quá nhiều chương trình trong thẻ, sẽ ảnh hưởng đến tốc độ truy xuất của thẻ.

- Bao thẻ. giống như một bộ chuyển đổi, cho phép kết nối giữa thẻ CF CARD và máy CNC.

- Đầu đọc thẻ đa năng. Cho phép kết nối thẻ CF CARD với máy tính thông qua cổng USB để copy chương trình vào thẻ. Các bạn có thể tìm mua khá dễ dàng ở các hiệu bán thẻ nhớ, usb, và thẻ compact flash. 


3. Giao diện và thao tác trên máy CNC
- Đầu tiên, chúng ta cần thiết lập kênh nhận dữ liệu trên máy CNC bằng cách:
+ Để máy ở chế độ MDI
+ Nhấn Offset/Setting Screen. 
+ Set I/O Channel = 4



4. Truyền chương trình từ thẻ CF CARD vào máy CNC:
- Khi đã có chương trình gia công lưu trên máy tính, chúng ta Copy chương trình đó vào bộ nhớ thẻ CF CARD, các thao tác giống như Copy một file vào USB. 
- Sau đó cắm thẻ CF vào bao thẻ và kết nối nó với máy CNC thông qua cổng CF CARD. Các thao tác tiếp tục như sau: 
+ Để máy CNC ở chế độ EDIT. 
+ Nhấn PROGRAM
+ Nhấn DIR Để màn hình máy CNC hiển thị ở dạng danh sách chương trình.
+ Nhấn chọn OPRT  bâm các mũi tên đến khi xuất hiện phím mềm DEVICE.
+ Chọn DEVICE ,  MCARD. Khi đó chúng ta sẽ thấy toàn bộ các chương trình được lưu trong CF CARD. 
+ Tiếp theo chọn F INPUT. Sẽ xuất hiện 2 mục.  F NO và O NO. 
+ F NO = Thứ tự chương trình trong thẻ CF mà bạn muốn copy. Ví dụ số 003 . Bạn nhấn chọn 3 - F NO.
+ O NO = Tên chương trình bạn muốn lưu trong bộ nhớ máy CNC. Ví dụ O2222, Bạn nhấn chọn 2222 - O No
+ Chọn EXEC . Khi đó màn hình sẽ hiện chữ INPUT nhấp nháy ở góc dưới bên phải là đang nhận chương trình. 
Khi quá trình truyền chương trình kết thúc, các bạn sẽ thấy chương trình vừa copy sẽ xuất hiện trong phần Program. 
Phương pháp truyền trực tiếp vào bộ nhớ máy chỉ áp dụng được với các chương trình có dung lượng nhỏ hơn bộ nhớ còn trống trong hệ điều khiển CNC. Các chương trình lớn hơn chúng ta phải sử dụng phương pháp chạy chương trình trực tiếp từ bộ nhớ thẻ CF CARD. 
5. Truyền DNC. 
   Khi chương trình gia công của bạn khá lớn, Bộ nhớ của hệ điều khiển CNC không đủ dung lượng để lưu trữ toàn bộ chương trình đó. Khi đó, đòi hỏi phải có một phương pháp giao tiếp để máy CNC có thể chạy được toàn bộ chương trình mà không cần lưu trương trình đó trong bộ nhớ máy CNC. 
   DNC là viết tắt của cụm từ Direct numerical control. Có nghĩa là điều khiển số trực tiếp. Với nội dung công nghệ là chương trình gia công được chứa trong bộ nhớ thẻ CF CARD, và đẩy dần từng cụm câu lệnh lên hệ điều khiển máy CNC để thực hiện. Qúa trình đó diễn ra liên tục đến khi toàn bộ câu lệnh của chương trình được máy CNC thi hành xong. 
   Đối với các máy CNC sử dụng hệ điều khiển FANUC có tích hợp thẻ CF CARD...Việc sử dụng phương pháp truyền DNC là rất hiệu quả và ổn định cao. Tương tự với các thao tác và phần mềm như trên, chúng ta có thể thực hiện chạy máy ở chế độ DNC. 
   Để thực hiện. Chúng ta làm theo một số bước đơn giản sau:
- Để chạy máy ở chế độ DNC. Chúng ta để máy ở chế độ TAPE, REMOTE, hoặc DNC tùy theo thiết kế và cấu trúc từng máy của khách hàng.
- Vào bộ nhớ thẻ như hướng dẫn bên trên, chọn chương trình cần chạy.
- Chọn chương trình và bấm DNC SET trên giao diện phím mềm. Chương trình trong thẻ sẽ được lựa chọn và xuất hiện chữ D hoặc @ Phía trước tên chương trình.
- Nhấn Cycle Start để chạy chương trình gia công.

Chúng tôi cung cấp các giải pháp truyền dữ liệu cho máy CNC của bạn một cách đồng bộ, tiết kiệm chi phí và phù hợp với nhà xưởng, máy CNC của khách hàng. Cung cấp các thiết bị như bộ THẺ CF CARD, Cáp truyền dữ liệu cho máy CNC RS232  và tư vấn hỗ trợ khách hàng trong các thiết lập và vận hành máy. 
Chúc các bạn thành công !

Liên hệ: 0983 963 420.
Trân trọng và rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng ! 
VIET NAM CNC SERVICES & TECHNOLOGY Co.,LTD. 

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

DÂY CÁP TRUYỀN RS232 CHO MÁY CNC

  Việc giao tiếp dữ liệu, chương trình gia công giữa người vận hành và máy CNC là một vấn đề rất quan trọng và cơ bản. Với việc gia công những chi tiết lớn, nhiều nguyên công, ví dụ như việc chế tạo khuân mẫu. Người thiết kế cần sự hỗ trợ bởi các công cụ và phần mềm CAD/CAM để xuất ra mã G code. Khi đó chương trình gia công sẽ rất dài, có thể lên tới hàng ngàn câu lệnh. Do đó, việc nhập chương trình cho hệ điều khiển CNC không thể thực hiện một cách thủ công, bấm và nhập từng câu lệnh. Mà đòi hỏi phải có một công cụ và giải pháp cho việc giao tiếp dữ liệu giữa người sử dụng và máy CNC.



   Với mỗi hãng sản xuất hệ điều khiển cho máy CNC, đều cung cấp các phương pháp giao tiếp dữ liệu. Ở Việt Nam, hệ điều khiển FANUC- Thương hiệu của Nhật Bản- Là phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất. Ở đây, chúng ta tìm hiểu việc giao tiếp dữ liệu giữa máy CNC hệ điều khiển FANUC và máy tính. Một số hệ điều khiển khác, phương pháp truyền chương trình là tương đương.

1. Sơ đồ tổng quát cho việc kết nối và truyền dữ liệu giữa máy tính và máy CNC:
- Máy tính cây với cổng COM, loại DB9 Male. Hoặc cổng USB TO COM.





+ Nếu bạn sử dụng máy tính cây để bàn, các máy tính công nghiệp, các máy đời cũ luôn có sẵn cổng COM DB9 Male (Dạng cổng cái) để phục vụ cho việc kết nối dữ liệu theo chuẩn RS232. Ưu điểm của việc sử dụng cổng COM liền main là đường truyền ổn định và tối ưu hơn sử dụng qua các cổng chuyển đổi. 
+ Một số máy tính đời mới, hoặc nếu bạn sử dụng Laptop thì trên máy không tích hợp sẵn các cổng COM. Do đó, bạn phải sử dụng cổng USB và một dây chuyển đổi dạng USB TO COM, có hình dạng như hình ảnh. Một lưu ý khi sử dụng cáp chuyển đổi USB TO COM đó là bạn phải cài đặt DRIVE của bộ cáp trên máy tính của bạn. Sao cho máy tính nhận cổng chuyển đổi, khi đó máy tính của bạn đã được trang bị một cổng COM DB9. 






- Cáp kết nối. Hay cáp truyền dữ liệu cho hệ điều khiển FANUC theo chuẩn RS232.
 Cáp truyền RS232 cần được chọn đủ dài để có thể kéo từ vị trí đặt máy tính của bạn đến máy CNC. Cáp được thiết kế với hai đầu nối phù hợp:
+ Đầu kết nối với máy tính thường là loại DB9 FEMALE.
+ Đầu kết nối với máy CNC thường là loại DB25 MALE.
Bạn nên đặt và mua một sợi cáp truyền có đầy đủ bọc chống nhiễu, đường nối tiếp địa, và các sợi dây tín hiệu trong cáp được làm bằng đồng. Như vậy việc truyền chương trình sẽ ổn định và hiệu quả hơn. 


2. Phần mềm sử dụng:
 Có khá nhiều phần mềm có thể cài đặt và sử dụng cho việc giao tiếp dữ liệu với máy CNC như CIMCO, DNC SERVER, NC Sentry... Ở bài viết này, chúng ta được giới thiệu và sử dụng phần mềm CIMCO EDIT. Khi download phần mềm về, các bạn tiến hành cài đặt trên máy tính bình thường và rất dễ dàng. Và chú ý một số thiết lập sau khi cài đặt xong. 
- Giao diện phần mềm:





- Khi bật phần mềm CIMCO, Các bạn chọn phần TRANSMISSION, tiếp đến DNC SETUP, đến SETUP. Chúng ta sẽ có giao diện sau:
+ Port: Chọn cổng COM kết nối máy CNC với máy tính. Ví dụ như COM 1. Khi đã nhận cổng, phần này sẽ hiện tự động.
+ Stop bits = 2, Parity = Even, Data bits = 7, Folow control = Software.
+ Baudrate: Chúng ta chọn đúng theo tham số được thiết lập trong máy CNC. Hoặc phải đồng bộ chúng. 
+ Sau đó nhấn OK. Các bạn đã thiết lập xong phần cài đặt cho phần mềm. 

3. Giao diện và thao tác trên máy CNC. 
- Đầu tiên, chúng ta cần thiết lập kênh nhận dữ liệu trên máy CNC bằng cách:
+ Để máy ở chế độ MDI
+ Nhấn Offset/Setting Screen. 
+ Set I/O Channel = 1



- Chúng ta kiểm tra sự đồng bộ tốc độ BAUDRATE trên máy CNC bằng cách:
+ Chọn phím SYSTEM
+ ALL I/O
+ Kiểm tra tốc độ BAURATE đang được cài đặt trên máy CNC là bao nhiêu. Đồng bộ hóa cài đặt với phần mềm CIMCO. 

4. Truyền chương trình từ máy tính lên máy CNC:
- Khi muốn nhận chương trình từ máy tính. Chúng ta thao tác và chuẩn bị trên máy CNC trước: 
+ Để máy CNC ở chế độ EDIT. 
+ Nhấn PROGRAM
+ Nhấn DIR Để màn hình máy CNC hiển thị ở dạng danh sách chương trình.
+ Nhấn chọn OPRT 
+ Chọn REACH. Khi đó màn hình sẽ hiện chữ LSK nhấp nháy ở góc dưới bên phải là đang sẵn sàng chờ nhận chương trình. 
- Khi đó, các bạn mở chương trình muốn truyền trên phần mềm CIMCO EDIT. Lưu ý rằng tên chương trình không được trùng với các tên đã có sẵn được chứa trong máy CNC. 

- Sau đó các bạn nhấp vào phần TRANSMISSION, chọn SEND. Chương trình sẽ được đẩy và lưu trên bộ nhớ máy CNC.

5. Truyền DNC. 
   Khi chương trình gia công của bạn khá lớn, Bộ nhớ của hệ điều khiển CNC không đủ dung lượng để lưu trữ toàn bộ chương trình đó. Khi đó, đòi hỏi phải có một phương pháp giao tiếp để máy CNC có thể chạy được toàn bộ chương trình mà không cần lưu trương trình đó trong bộ nhớ máy CNC. 
   DNC là viết tắt của cụm từ Direct numerical control. Có nghĩa là điều khiển số trực tiếp. Với nội dung công nghệ là chương trình gia công được chứa trong bộ nhớ máy tính, và đẩy dần từng cụm câu lệnh lên hệ điều khiển máy CNC để thực hiện. Qúa trình đó diễn ra liên tục đến khi toàn bộ câu lệnh của chương trình được máy CNC thi hành xong. 
   Đối với các máy CNC đời cũ sử dụng hệ điều khiển FANUC ví dụ như FANUC 3M, 6M, 10M, 15M...Việc sử dụng phương pháp truyền DNC là rất hiệu quả. Tương tự với các thao tác và phần mềm như trên, chúng ta có thể thực hiện chạy máy ở chế độ DNC. 
   Để thực hiện. Chúng ta làm theo một số bước đơn giản sau:
- Để chạy máy ở chế độ DNC. Chúng ta để máy ở chế độ TAPE, REMOTE, hoặc DNC.
- Nhấn Cycle Start để máy sẵn sàng chờ lệnh chạy.
- Khi đó dưới phần mềm CIMCO chúng ta nhấn nút SEND - Từng cụm chương trình sẽ được đẩy lên và được thực hiện trên máy CNC. Khi chương trình được truyền xong thì chương trình cũng được máy CNC thực hiện xong việc chạy lệnh và gia công trên sản phẩm.

6. Ưu và nhược điểm của phương pháp sử dụng cổng truyền RS232:
Ưu điểm:
- Giao tiếp dữ liệu qua cổng RS232 là phương pháp cơ bản mà hầu như dòng hệ điều khiển CNC nào cũng được trang bị. 
- Dễ sử dụng và thao tác. 
Nhược điểm:
- Khi truyền và chạy DNC, không ổn định bằng việc lưu và chạy trực tiếp chương trình từ bộ nhớ hoặc từ thẻ CF card. 
Chúng tôi cung cấp các giải pháp truyền dữ liệu cho máy CNC của bạn một cách đồng bộ, tiết kiệm chi phí và phù hợp với nhà xưởng, máy CNC của khách hàng. Cung cấp các cổng kết nối RS232 TO COM, Cáp truyền dữ liệu cho máy CNC RS232  và tư vấn hỗ trợ khách hàng trong các thiết lập và vận hành máy. 
Chúc các bạn thành công !
Liên hệ: 0983 963 420.
Trân trọng và rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng ! 
VIET NAM CNC SERVICES & TECHNOLOGY Co.,LTD.