Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

DÂY CÁP TRUYỀN RS232 CHO MÁY CNC

  Việc giao tiếp dữ liệu, chương trình gia công giữa người vận hành và máy CNC là một vấn đề rất quan trọng và cơ bản. Với việc gia công những chi tiết lớn, nhiều nguyên công, ví dụ như việc chế tạo khuân mẫu. Người thiết kế cần sự hỗ trợ bởi các công cụ và phần mềm CAD/CAM để xuất ra mã G code. Khi đó chương trình gia công sẽ rất dài, có thể lên tới hàng ngàn câu lệnh. Do đó, việc nhập chương trình cho hệ điều khiển CNC không thể thực hiện một cách thủ công, bấm và nhập từng câu lệnh. Mà đòi hỏi phải có một công cụ và giải pháp cho việc giao tiếp dữ liệu giữa người sử dụng và máy CNC.



   Với mỗi hãng sản xuất hệ điều khiển cho máy CNC, đều cung cấp các phương pháp giao tiếp dữ liệu. Ở Việt Nam, hệ điều khiển FANUC- Thương hiệu của Nhật Bản- Là phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất. Ở đây, chúng ta tìm hiểu việc giao tiếp dữ liệu giữa máy CNC hệ điều khiển FANUC và máy tính. Một số hệ điều khiển khác, phương pháp truyền chương trình là tương đương.

1. Sơ đồ tổng quát cho việc kết nối và truyền dữ liệu giữa máy tính và máy CNC:
- Máy tính cây với cổng COM, loại DB9 Male. Hoặc cổng USB TO COM.





+ Nếu bạn sử dụng máy tính cây để bàn, các máy tính công nghiệp, các máy đời cũ luôn có sẵn cổng COM DB9 Male (Dạng cổng cái) để phục vụ cho việc kết nối dữ liệu theo chuẩn RS232. Ưu điểm của việc sử dụng cổng COM liền main là đường truyền ổn định và tối ưu hơn sử dụng qua các cổng chuyển đổi. 
+ Một số máy tính đời mới, hoặc nếu bạn sử dụng Laptop thì trên máy không tích hợp sẵn các cổng COM. Do đó, bạn phải sử dụng cổng USB và một dây chuyển đổi dạng USB TO COM, có hình dạng như hình ảnh. Một lưu ý khi sử dụng cáp chuyển đổi USB TO COM đó là bạn phải cài đặt DRIVE của bộ cáp trên máy tính của bạn. Sao cho máy tính nhận cổng chuyển đổi, khi đó máy tính của bạn đã được trang bị một cổng COM DB9. 






- Cáp kết nối. Hay cáp truyền dữ liệu cho hệ điều khiển FANUC theo chuẩn RS232.
 Cáp truyền RS232 cần được chọn đủ dài để có thể kéo từ vị trí đặt máy tính của bạn đến máy CNC. Cáp được thiết kế với hai đầu nối phù hợp:
+ Đầu kết nối với máy tính thường là loại DB9 FEMALE.
+ Đầu kết nối với máy CNC thường là loại DB25 MALE.
Bạn nên đặt và mua một sợi cáp truyền có đầy đủ bọc chống nhiễu, đường nối tiếp địa, và các sợi dây tín hiệu trong cáp được làm bằng đồng. Như vậy việc truyền chương trình sẽ ổn định và hiệu quả hơn. 


2. Phần mềm sử dụng:
 Có khá nhiều phần mềm có thể cài đặt và sử dụng cho việc giao tiếp dữ liệu với máy CNC như CIMCO, DNC SERVER, NC Sentry... Ở bài viết này, chúng ta được giới thiệu và sử dụng phần mềm CIMCO EDIT. Khi download phần mềm về, các bạn tiến hành cài đặt trên máy tính bình thường và rất dễ dàng. Và chú ý một số thiết lập sau khi cài đặt xong. 
- Giao diện phần mềm:





- Khi bật phần mềm CIMCO, Các bạn chọn phần TRANSMISSION, tiếp đến DNC SETUP, đến SETUP. Chúng ta sẽ có giao diện sau:
+ Port: Chọn cổng COM kết nối máy CNC với máy tính. Ví dụ như COM 1. Khi đã nhận cổng, phần này sẽ hiện tự động.
+ Stop bits = 2, Parity = Even, Data bits = 7, Folow control = Software.
+ Baudrate: Chúng ta chọn đúng theo tham số được thiết lập trong máy CNC. Hoặc phải đồng bộ chúng. 
+ Sau đó nhấn OK. Các bạn đã thiết lập xong phần cài đặt cho phần mềm. 

3. Giao diện và thao tác trên máy CNC. 
- Đầu tiên, chúng ta cần thiết lập kênh nhận dữ liệu trên máy CNC bằng cách:
+ Để máy ở chế độ MDI
+ Nhấn Offset/Setting Screen. 
+ Set I/O Channel = 1



- Chúng ta kiểm tra sự đồng bộ tốc độ BAUDRATE trên máy CNC bằng cách:
+ Chọn phím SYSTEM
+ ALL I/O
+ Kiểm tra tốc độ BAURATE đang được cài đặt trên máy CNC là bao nhiêu. Đồng bộ hóa cài đặt với phần mềm CIMCO. 

4. Truyền chương trình từ máy tính lên máy CNC:
- Khi muốn nhận chương trình từ máy tính. Chúng ta thao tác và chuẩn bị trên máy CNC trước: 
+ Để máy CNC ở chế độ EDIT. 
+ Nhấn PROGRAM
+ Nhấn DIR Để màn hình máy CNC hiển thị ở dạng danh sách chương trình.
+ Nhấn chọn OPRT 
+ Chọn REACH. Khi đó màn hình sẽ hiện chữ LSK nhấp nháy ở góc dưới bên phải là đang sẵn sàng chờ nhận chương trình. 
- Khi đó, các bạn mở chương trình muốn truyền trên phần mềm CIMCO EDIT. Lưu ý rằng tên chương trình không được trùng với các tên đã có sẵn được chứa trong máy CNC. 

- Sau đó các bạn nhấp vào phần TRANSMISSION, chọn SEND. Chương trình sẽ được đẩy và lưu trên bộ nhớ máy CNC.

5. Truyền DNC. 
   Khi chương trình gia công của bạn khá lớn, Bộ nhớ của hệ điều khiển CNC không đủ dung lượng để lưu trữ toàn bộ chương trình đó. Khi đó, đòi hỏi phải có một phương pháp giao tiếp để máy CNC có thể chạy được toàn bộ chương trình mà không cần lưu trương trình đó trong bộ nhớ máy CNC. 
   DNC là viết tắt của cụm từ Direct numerical control. Có nghĩa là điều khiển số trực tiếp. Với nội dung công nghệ là chương trình gia công được chứa trong bộ nhớ máy tính, và đẩy dần từng cụm câu lệnh lên hệ điều khiển máy CNC để thực hiện. Qúa trình đó diễn ra liên tục đến khi toàn bộ câu lệnh của chương trình được máy CNC thi hành xong. 
   Đối với các máy CNC đời cũ sử dụng hệ điều khiển FANUC ví dụ như FANUC 3M, 6M, 10M, 15M...Việc sử dụng phương pháp truyền DNC là rất hiệu quả. Tương tự với các thao tác và phần mềm như trên, chúng ta có thể thực hiện chạy máy ở chế độ DNC. 
   Để thực hiện. Chúng ta làm theo một số bước đơn giản sau:
- Để chạy máy ở chế độ DNC. Chúng ta để máy ở chế độ TAPE, REMOTE, hoặc DNC.
- Nhấn Cycle Start để máy sẵn sàng chờ lệnh chạy.
- Khi đó dưới phần mềm CIMCO chúng ta nhấn nút SEND - Từng cụm chương trình sẽ được đẩy lên và được thực hiện trên máy CNC. Khi chương trình được truyền xong thì chương trình cũng được máy CNC thực hiện xong việc chạy lệnh và gia công trên sản phẩm.

6. Ưu và nhược điểm của phương pháp sử dụng cổng truyền RS232:
Ưu điểm:
- Giao tiếp dữ liệu qua cổng RS232 là phương pháp cơ bản mà hầu như dòng hệ điều khiển CNC nào cũng được trang bị. 
- Dễ sử dụng và thao tác. 
Nhược điểm:
- Khi truyền và chạy DNC, không ổn định bằng việc lưu và chạy trực tiếp chương trình từ bộ nhớ hoặc từ thẻ CF card. 
Chúng tôi cung cấp các giải pháp truyền dữ liệu cho máy CNC của bạn một cách đồng bộ, tiết kiệm chi phí và phù hợp với nhà xưởng, máy CNC của khách hàng. Cung cấp các cổng kết nối RS232 TO COM, Cáp truyền dữ liệu cho máy CNC RS232  và tư vấn hỗ trợ khách hàng trong các thiết lập và vận hành máy. 
Chúc các bạn thành công !
Liên hệ: 0983 963 420.
Trân trọng và rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng ! 
VIET NAM CNC SERVICES & TECHNOLOGY Co.,LTD.